Tìm hiểu phong tục làm bánh chưng ở Việt Nam

Ở Việt Nam, việc thờ cúng bánh chưng vào mỗi dịp tết Nguyên Đán về đã là truyền thống từ rất lâu đời cho đến tận ngày nay. Nhằm thể hiện lên lòng kính trọng thờ cúng tổ tiên và khẳng định được tầm quan trọng của cây lúa vàng hay đơn giản chỉ là tôn lên vẻ đẹp thiên nhiên trong nền văn hóa lúa nước. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu phong tục và những ý nghĩa của bánh chưng khi xuất hiện vào những dịp tết về nhé.

tim-hieu-phong-tuc-lam-banh-chung-o-viet-nam

Sự ra đời và phong tục làm bánh chưng ở Việt Nam.

Theo truyền thuyết được kể rằng “bánh chưng bánh giầy” được xuất hiện ở thời vua Hùng Vương thứ 6. Nhân dịp ngày giỗ tổ, Vua Hùng đã triệu tập các con quan Lang đến và nói rằng: ” Vị quan Lang nào tìm được món lễ vật dâng lên tổ tiên hợp ý với nhà vua sẽ được nhà vua nhường ngôi”. Hầu như mọi quan Lang đều lên rừng xuống biển để tìm được món báu vật cho kịp ngày dâng lên nhà Vua.

tim-hieu-phong-tuc-lam-banh-chung-o-viet-nam3

Tuy nhiên chỉ có Lang liêu là người nghèo khó nhất trong các số vị quan Lang, chàng không có đủ tiền để tìm được những thứ quý giá về dâng cho vua Cha, chàng đã dùng những nông sản mà mình đang có như gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và lá dong để tạo ra hai loại bánh chưng và bánh giầy, mang một ý nghĩa tượng trưng cho trời đất để làm lễ vật dâng vua. Lễ vật của Lang Liêu rất hợp ý vua Hùng, và vua đã truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó bánh Chưng, bánh dầy đã trở thành lễ vật không thể thiếu trong các nghi thức thờ cúng tổ tiên, để thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn đối với cha ông.

tim-hieu-phong-tuc-lam-banh-chung-o-viet-nam4

Từ đó bánh chưng đã ra đời và được lưu truyền qua đời con cháu, cứ mỗi dịp tết về là không thể thiếu món lễ vật này để thờ cúng ông bà tổ tiên cũng như thể hiện lòng uống nước nhớ nguồn của hậu thế. Bánh chưng ngon, độc đáo, sáng tạo, đậm đà bản sắc dân tộc, có thể thấy được từ những nguyên liệu cho đến cách gói vừa mộc mạc mà lại gần gũi với cuộc sống hằng ngày của mỗi người. Lúa gạo thì tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước, nhiệt đới, nóng và ẩm, được chế với nhiều hính thức khác nhau, mang tính đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

tim-hieu-phong-tuc-lam-banh-chung-o-viet-nam2

Bánh chưng là một loại thức ăn gần gũi của người Việt, được làm nên từ những nguyên liệu đơn giản và dễ dàng mua được ở chợ và siêu thị như: gạo nếp, thịt heo, hành, tiêu, đậu xanh, lá dong hay lá chuối, lạt giang và đến nay được nhiều người chế biến như có thể thêm quả chùm phù, quả gấc chỉ để làm tăng phẩm màu trong nhân đẹp mắt hơn.

tim-hieu-phong-tuc-lam-banh-chung-o-viet-nam5

Sẽ không có nơi nào trên Thế Giới có được phong tục vô cùng độc đáo và nét văn hóa này sẽ được lưu giữ mãi với thời gian, sẽ ngấm vào máu và tâm trí của mỗi con người ở miền đất Việt Nam khi đến mùa xuân về.