Cách làm đúc riêu cua thanh mát cho ngày hè

Bánh đúc riêu cua là 1 trong những món ăn dân dã và được xem là 1 nét văn hóa đặc sắc lâu đời ở Việt Nam. Nổi tiếng đơn giản thanh đạm và rất dễ ăn, bánh đúc riêu cua mang chất hồn mộc mạc của những con người miền quê chân chất và chịu khó. Một tô bánh đúc riêu cua đậm chất quê trong những ngày hè nóng như làm thanh mát lại khí trời với vị dịu ngọt của nước riêu cua xem lẫn vị béo mềm giòn dai vốn có của bánh đúc được đi kèm với những loại rau không kém phần bắt mắt và tinh tế cho món ăn thêm ngon miệng. Cách chế biến 1 tô bánh đúc riêu cua rất đơn giản, mời bạn tham khảo cách làm đúc riêu cua thanh mát cho ngày hè dưới đây để hiểu rõ hơn cách làm nhé!

cach-lam-duc-rieu-cua-thanh-mat-cho-ngay-he3

 

Hướng dn cách làm đúc riêu cua thanh mát cho ngày hè:

Nguyên liu làm bánh đúc riêu cua thanh mát cho ngày hè:

  • Bột gạo: 1 kg
  • Bột năng: 100g
  • Nước vôi trong
  • Cua đồng (đã xé mai, rửa sạch): 2kg
  • Cà chua: 1kg
  • Mẻ: 1 thìa canh
  • Bột điều màu: 1 thìa cà phê
  • Hành lá, hành củ, thì là, ngò gai
  • Xương ống (xương heo): 1 kg
  • Rau mùi các loại: húng cây, kinh giới, tía tô, rau muống bào, hoa chuối
  • Chanh ớt
  • Mắm tôm

Cách làm bánh đúc riêu cua thanh mát cho ngày hè:

Bước 1: Đầu tiên bạn làm bánh đúc trước, bạn cho bột gạo và bột năng vào 1 cái thố lớn, sau đó cho 3-4 chén nước vôi trong vào rồi trộn lên cho nhuyễn, thêm nước cho đủ 2,7 lít rồi lọc lại tất cả cho thật nhuyễn mịn (tùy theo nước vôi trong đặc hay loãng, ngửi thấy mùi vôi ở trong bột là được)

Bước 2: Bắc 1 cái nồi lên bếp, cho 1 ít dầu ăn vào đun cho nóng rồi cho hành củ băm nhỏ vào phi cho thơm, sau đó đổ phần hỗn hợp bột gạo và bột năng vào khuấy thật đều tay, bạn nêm nếm lại 1 tí sao cho vừa ăn (không quá mặn vì phần bánh đúc này còn được ăn kèm với nước riêu cua và nêm nếm thêm gia vị khi ăn). Khi thấy bột đã bắt đầu chín chuyển sang màu trong thì vặn nhỏ lửa lại để lửa không bén nồi, rồi đảo thêm 2-3 lần nữa đến khi bột thật trong thì đổ ra khay cho nguội bớt (không cần lót dầu).

Bước 3: Kế đến bạn chặt nhỏ xương ống ra rồi rửa sạch lại bằng nước muối, rồi cho vào nồi nước sôi ở lửa nhỏ để lấy nước dùng, khi nước xương đã ra chất bạn lấy khoảng 2,5 lít nước để riêng.

Bước 4: Cua bạn rửa lại thật sạch rồi cho vào xay nhuyễn cùng với 1 ít muối hạt (nếu giã được thì thịt cua sẽ dẻo và cho nhiều cái hơn), sau đó lọc lại bằng khoảng 2,5 lít nước lấy chất cốt, chắt bỏ xương vụn.

Bước 5: Cho nước cua đổ vào 1 cái nồi lớn chung với nước dùng (nước nấu từ xương ống) đun ở lửa to, dùng đũa khuấy đều khoảng 5 phút để thịt cua không bị dính đáy nồi đến khi thấy cua bắt đầu nổi lên mặt nước thì hạ nhỏ lửa lại để cua đóng vầng thật chắc.

Bước 6: Mẻ cho vào 1 cái chén nhỏ, thêm nước vào khuấy lên rồi lọc bỏ bã, sau đó cho mẻ vào nồi nước riêu cua đang nấu nêm nếm lại cho vừa ăn.

Bước 7: Hột điều xào lên cho thơm rồi lọc bỏ bã, 500g cà chua rửa sạch cắt mỏng cho vào xào nhuyễn, sau đó cho cả 2 nguyên liệu này vào nồi để nấu chung.

Bước 8: Cuối cùng thêm 500g bánh đúc cắt miếng vừa ăn cho vào nồi cùng với ráy gạch cua đã được xào lại cho thơm, nêm chút nước mắm, đun sôi rồi đổ lên mặt nồi riêu.Nêm nếm lại lần nữa cho vừa ăn.

Bước 9: Múc bánh đúc riêu cua ra tô, thêm hành lá thái nhỏ, giá chần với nước sôi bày kèm các gia vị chanh ớt, mắm tôm, rau mùi các loại ăn kèm cho đẹp mắt.

cach-lam-duc-rieu-cua-thanh-mat-cho-ngay-he

Dưới bàn tay kheó léo của bạn, món bánh đúc riêu cua nghi ngút khói với phần bột bánh đúc giòn dai vốn có được kết hợp hài hòa với phần nước riêu cua thơm lừng, đậm đà thanh mát được làm khá là kỳ công. Thật thú vị nếu được thưởng thức 1 tô bánh đúc riêu cua trong cái nắng oi ả của mùa hè thì còn gì bằng. Và bây giờ bạn hãy thử trổ tài với món ăn ngon nức tiếng này nhé, chúc bạn thành công!