Cách làm bánh tét chuối vừa dẻo vừa ngon đón Tết

Nếu bánh chưng là loại bánh không thể thiếu trong những ngày lễ Tết của miền Bắc thì miền Nam lại có món bánh tét như 1 nét đặc trưng không kém. Cách nấu bánh tét tương tự như nấu bánh trưng, nhưng bánh tét sẽ được gói tròn với đủ loại nhân mặn ngọt thích hợp với cả người ăn chay. Với người đồng bằng sông Cửu Long thì dù thiếu thốn đến mấy thì gia đình nào cũng gói những đòn bánh tét chuối dân dã ngon để đón Tết, và đây cũng chính là nét đẹp ẩm thực làm nên văn hóa riêng của khu vực nơi đây.
Nào cùng wikibanh.com bắt tay vào học cách làm bánh tét chuối vừa dẻo vừa ngon đón Tết như thế nào nhé!
cach-lam-banh-tet-chuoi

Hướng dẫn cách làm bánh tét chuối vừa dẻo vừa ngon:

Nguyên liệu cách làm bánh tét chuối:

  • Gạo nếp: 1kg
  • Đậu đỏ (hoặc đậu đen): 1 ít (tùy thích)
  • Nước lá dứa
  • Chuối sứ chín mùi: 12 trái
  • Dừa cốt dừa: 1 lon
  • Muối: 2 muỗng cafe
  • Đường: 3 muỗng canh
  • Lá chuối tươi, rửa sạch phơi khô

Cách cách làm bánh tét chuối:

Bước 1: Bánh tét chuối thơm ngon là nhờ nhân chuối, vì thế cách chọn chuối rất quan trọng. Bạn phải chọn loại chuối sứ chín tỏa mùi thơm nức, sau đó lột vỏ chuối rồi thêm chút đường, chút muối cho nhân chuối đậm đà

cach-lam-banh-tet-chuoi1

Bước 2: Gạo nếp bạn ngâm với nước khoảng 6 tiếng cho gạo mềm, sau đó xả lại nhiều lần với nước lạnh rồi để ráo. Nếu bạn muốn gạo nếp có màu xanh, thì khi ngâm bạn nên dùng nước cốt lá dứa (lá dứa rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt có màu xanh và mùi thơm)

cach-lam-banh-tet-chuoi2

Bước 3: Đặt chảo lên bếp, đun cho chảo nóng thì cho nếp vào xào. Thỉnh thoảng rưới nước cốt dừa và nước cốt lá dứa vào trộn đều lên trong khoảng 15 phút cho nếp hơi ra nhựa thì cho thêm 1 ít nước cốt dừa trộn đều lần nữa thì bắc ra khỏi bếp. (Nếu bạn thích phần nếp có thêm đậu đen hoặc đậu đỏ, thì ngâm đậu với nước cho nở mềm, sau đó trộn chung với phần nếp rồi bắc lên bếp xào chung luôn nhé).

Lưu ý, bạn nên canh để sao cho nếp đừng quá nhão hay quá chín, chỉ cần nếp hơi ra nhựa dính nhau để gói cho dễ là được.

cach-lam-banh-tet-chuoi8

Bước 4: Lá chuối gói bánh tét rửa lại cho thật sạch nhưng phải thật nhẹ nhàng để tránh cho lá bị rách, sau đó lau khô (đây là bước để gói bánh để được lâu hơn, nếu lá chuối rửa không kỹ sẽ rất dễ bị mốc)

cach-lam-banh-tet-chuoi7

Bước 5: Khi các phần nguyên liệu đã chuẩn bị xong, tiếp theo chúng ta sẽ gói bánh:

  • Trải lá chuối ra, cho phần nếp trải đều lên trên, cho nếp đổ vào giữa lá rồi dàn đều ra theo chiều dài.
  • Cho chuối sứ vào giữa bánh tét sao cho đủ với chiều dài của phần nếp.
  • Quấn lá chuối lại thành hình tròn theo chiều dài lá chuối sao cho đẹp mắt
  • Dùng dây lạt buộc đều và chặt tay để tạo thành 1 đòn bánh tét nếp dài và tròn đều.

cach-lam-banh-tet-chuoi3

cach-lam-banh-tet-chuoi4

cach-lam-banh-tet-chuoi5

Bước 6: Cuối cùng, để banhs tét được ngon, bạn cho phần lá chuối thừa xuống đáy nồi, xếp bánh tét đã gói xong vào nồi, đổ nước ngập bánh. Đun lửa thật lớn và nấu liên tục cho bánh chín trong vòng 8/10 tiếng. Trong khi nấu bánh, nếu nước cạn dần, bạn châm thêm nước sôi vào bánh sao cho bằng với mực nước ban đầu nấu bánh. Tuy nhiên, tùy theo số lượn bánh nhiều hay ít và bánh lớn hay nhỏ sẽ có thời gian chín nhanh hay chậm hơn nhé.

cach-lam-banh-tet-chuoi6

Bước 7: Bánh tét chín, bạn vớt ra cho ráo nước, dùng khăn sạch ẩm lâu khô nhựa bánh khi nấu. Treo bánh tét vào nơi thoáng mát sẽ để được bánh trong thời gian dài hơn.

Bây giờ bạn hãy cắt bánh chuối ra và thưởng thức thử xem hương vị nó thế nào nhé. Bánh tét chuối hấp dẫn người dùng bởi phần nếp mềm thơm, dẻo quánh, thêm 1 chút nước cốt lá dứa bánh sẽ thêm dai và thoang thoảng mùi nếp thơm lừng với mùi thơm lá dứa rất thơm ngon. Phần chuối ngọt đậm đà hòa với hương vị của nếp khiến người ăn cứ xuýt xoa khen ngon mãi không thôi. Đó chính là hương thơm và nét đặc trưng của từng nguyên liệu làm bánh té nhân chuối hòa quyện vào nhau, tao nên 1 hương vị đặc trưng rất riêng của ngày Tết tại đồng bằng sông Cửu Long. Chúc bạn thành công và có được ngày Tết với hương vị truyền thống thơm ngon này nhé!