Phong tục gói bánh trưng là nét đẹp truyền thống mà không phải gia đình nào cũng còn giữ lại cứ mỗi khi Tết cận kề. Nhưng đối với 1 số người, thì ngoài những chiếc bánh chưng nhân mặn vỏ xanh mướt mát thì bánh chưng ngọt còn được xem là 1 tục lệ không thể thiếu để có được cái tết trọn vẹn sum vầy. Và cứ như thế bên chiếc bánh ngọt với màu vỏ bánh đỏ cam đẹp mắt hòa cùng hương thơm, vị bùi béo của nhân đậu càng tạo thêm ý nghĩa may mắn và an lành cho 1 năm như ý. Sau đây, để các bạn có thể tìm hiểu về cách cách làm bánh chưng ngọt cho ngày tết đoàn viên sao cho thật ngon, thật đẹp và có ý nghĩa nhất, mời bạn cùng chúng tôi tham khảo cách làm sao đây nhé.
Hướng dẫn cách làm bánh chưng ngọt cho ngày tết đoàn viên:
Nguyên liệu làm bánh chưng ngọt:
- Gạo nếp cái hoa vàng (hạt gạo to đều, thơm mới): tùy theo số bánh sẽ gói
- Đậu xanh (đậu mới, bở, vàng, đẹp, nấu chín và nghiền nhỏ): tùy lượng theo số bánh sẽ gói
- Gấc tươi (loại quả đỏ, chọn quả gấc nếp, vỏ mỏng)
- Lá dong gói bánh chưng (chọn loại lá bánh tẻ, loại lá không non cũng không già)
- Lạt giang dẻo, khi gói cuộn không bị gãy
- Mứt táo hoặc nho
- Gia vị: Đường
Cách làm bánh chưng ngọt:
Bước 1: Trước tiên bạn chọn quả gấc chín đều, có màu đỏ cam, không bị dập nát để có nhiều thịt gấc và lên màu đẹp hơn. Sau đó đem gấc đi rửa sạch, để ráo nước, rồi cắt đôi lấy toàn bộ phần ruột đỏ (không lấy phần vàng) cho vào 1 cái tô nhỏ để riêng
Bước 2: Gạo nếp bạn ngâm cho mềm, rồi vo lại cho thật sạch, để ráo nước.
Bước 3: Cho toàn bộ phần ruột đỏ gấc cho vào gạo nếp, thêm chút đường, rượu trắng hoặc rượu vodka vào rồi trộn đều lên. Dùng bao tay nilong đeo vào tay và vừa trộn vừa bóp nhẹ, như vậy thịt gấc sẽ bám đều vào gạo nếp, bánh lên màu sẽ đều và đẹp hơn.
Bước 4: Kế tiếp, bạn thực hiện việc trộn nhân như sau:
- Đậu xanh đã ngâm nở trong vòng 2 tiếng, bạn đãi lại cho sạch và nhặt bỏ những hạt xấu, xóc với 1 thìa ăn cơm muối, sau đó cho vào nồi hấp, hấp chín.
- Khi đậu xanh đã chín nhừ, dùng muỗng tán cho thật nhuyễn hoặc cho vào cối giã nhuyễn, đem trộn đều đỗ với một chút hạt tiêu (ít hay nhiều tùy khẩu vị).
- Cho đậu xanh trộn cùng với mứt hoa quả (mứt nho hoặc mứt táo tùy ý), thêm đường rồi trộn lên tất cả đều nhau.
- Chia hỗn hợp đậu xanh với mứt hoa quả thành những phần bằng nhau rồi vo tròn lại.
Bước 5: Khi gạo nếp và nhân bánh đã sẵn sàng rồi, bạn tiến hành gói bánh nhé
- Lá dong sau khi mua về bạn rửa lại cho thật sạch, sau đó dùng khăn sạch lau cho ráo nước rồi phơi cho khô (nếu lá dong gói bánh không rửa sạch, cũng là 1 trong những nguyên nhân làm cho bánh chưng bị hỏng đấy nhé)
- Dùng dao sắc cắt đi phần sống lá, sao cho cắt không quá sâu đến thịt lá để tránh làm rách lá (phần sống lá không bỏ đi mà giữ lại để lót vào khi luộc bánh chưng)
- Xếp lá dong xen kẽ nhau theo thứ tự, 2 lá dưới úp mặt phải xuống (để khi bọc bánh lại bằng lớp lá cuối sẽ giúp bánh được đẹp hơn), 2 lá trên ngửa mặt phải lên (ngược lại với 2 lá trên, 2 lá này giúp khi bóc bánh, bánh không bị dính)
- Đong phần gạo nếp đã trộn gấc và lên màu đỏ đẹp bằng 1 cái chén nhỏ, trút vào giữa lòng lá dong gói bánh. Sau đó đặt phần nhân đậu xanh trộn mứt hoa quả lên trên, rồi lại thêm 1 lớp gạo nếp gấc nữa.
- Dùng tay gấp lần lượt bên phải và trái của 2 lá dong bên trên vào sao cho phải chắc tay, phần lá dong thừa thì gập mép lại (gập vào bên trong để giấu lá thừa), 2 lá dưới cũng là tương tự như vậy.
- Kế tiếp, bạn buộc 2 chiếc lạt đầu tiên song song nhau để giữ cho bánh chặt, lá không bung ra. 2 chiếc lạt sau vuông góc với hai lạt trước.
- Sau cùng, bạn dùng tay đưa bánh lên cao rồi vỗ xuống bàn thật nhẹ nhàng để bánh được thêm chắc. Nếu thử lắc bánh mà bạn còn nghe tiếng gạo bên trong là bánh chưa được gói chặt.
Bước 6: Cuối cùng bạn cho các sống lá dong khi nãy đã được cắt khúc vào nồi bánh trước, sau đó xếp bánh lên trên rồi đổ nước vào cho ngập toàn bộ phần bánh, đun lửa to đến khi sôi thì giảm bớt lửa. Trong thời gian nấu bánh, cứ khoảng 1 tiếng kiểm tra 1 lần để xem mực nước, nếu mực nước giảm thì phải dùng nước đun sôi đổ thêm vào (tuyệt đối phải dùng nước sôi, không được dùng nước lạnh đổ thêm vào, vì nếu đổ nước lạnh sẽ làm bánh bị sượng, lại gạo không ngon).
Bước 7: Đun nấu bánh chưng khoảng 8-10 tiếng là bánh chín, vớt ra ngoài, dùng dùng khăn nhúng nước lã rửa sạch bên ngoài bánh. Sau đó xếp bánh ra ở 1 nơi thoáng mát cho bánh nguội, rồi đặt 1 tấm ván lên trên, cho thêm chậu nước hoặc vật nặng đè lên trên tấm ván để bánh được săn chắc hơn
Khi bánh đã được để qua đêm và nguội hoàn toàn, bạn có thể đem ra để bày lên mâm cơm ngày Tết hoặc đem cúng thì thật tuyệt vời rồi đấy. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn thực hiện thành công cho món bánh chưng ngọt tròn vị cho ngày tết yêu thương của gia đình mình nhé. Chúc bạn mã đáo thành công!