L/C là gì? Giải nghĩa từ viết tắt “ L/C” được hiểu là gì?


L/C là gì? Giải nghĩa từ viết tắt “ L/C” được hiểu là gì?

L/C là gì mà được nhiều quan tâm đến vậy? Hay L/C được sử dụng với vai trò như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được lời giải đáp cụ thể nhất nhé!

Có nhiều người băn khoăn không biết L/C là gì và sử dụng với mục đích gì? Thực chất đây là cụm từ được sử dụng trong thương mại quốc tế. Đó là hình thức các ngân hàng sử dụng thay mặt người nhập khẩu để có thể cam kết với người xuất khẩu hàng hóa sẽ trả tiền với thời gian quy định. Vậy hãy cùng chúng tôi khám phá chi tiết hơn về hình thức này qua chia sẻ dưới đây.

Giải nghĩa của L/C là gì?

Từ L/C được sử dụng vô cùng phổ biến trong đời sống hiện nay. Thế nhưng không phải ai cũng nắm bắt được nghĩa của nó là gì? Bởi vậy rất nhiều người quan tâm đến khái niệm  LC được hiểu như thế nào cũng như sử dụng với ý nghĩa gì?

Thực chất L/C chính là từ viết tắt của cụm từ tiếng anh Letter of Credit. Đối với những người thành thạo tiếng Anh thì chắc chắn không còn xa lạ gì về khái niệm của nó. Thực chất nghĩa của cụm từ này là thư tín dụng.

L/C được sử dụng để ngân hàng có thể đại diện cho bên nhập khẩu cam kết về khoản thanh toán tiền cho người xuất khẩu ở một thời gian cụ thể nào đó. Theo đó, người xuất khẩu hàng hóa thì phải xuất trình được các chứng từ thanh toán hàng hóa đó theo các quy định trong thư tín dụng đó.

Có thể hiểu, L/C được sử dụng cho hai bên là người nhập khẩu và người xuất khẩu ở 2 nước khác nhau. Sở dĩ cần L/C để có được một cam kết giúp hai bên có thể tin tưởng và yên tâm về quyền lợi của mình. Bởi thư tín dụng L/ C này là một bức thư được ngân hàng thiết lập ra theo yêu cầu của bên người nhập khẩu để cam kết việc trả tiền hàng hóa vào thời điểm cụ thể. Từ đó có thể đảm bảo được quyền lợi của mình.

Các loại hình thức L/C phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay có rất nhiều loại L/C được ra đời và đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng. Các loại L/C chủ yếu được sử dụng phổ biến hiện nay như sau:

  • Confirmed L/C: Loại L/C có xác nhận
  • Revocable L/C: Loại L/C có thể hủy bỏ
  • Back to Back L/C: Loại L/C giáp lưng
  • Irrevocable L/C: Loại L/C không thể hủy ngang
  • Transferable L/C: LOại L/C chuyển nhượng
  • Reciprocal L/C: Loại L/c đối ứng
  • Standby Letter of Credit: Loại L/C dự phòng
  • Red Clause L/C: Loại L/C có điều khoản đỏ
  • Revolving Letter of Credit: Loại L/C tuần hoàn

L/C có điểm gì đặc biệt? 

Có khá nhiều người quan tâm đến L/C mang có điều gì đặc biệt mà lại được nhắc đến nhiều vậy. Bạn có thể chú ý đến các điểm đặc biệt cơ bản như sau:

  • L/C và hợp đồng ngoại thương nó có sự độc lập với nhau, mặc dù L/ C được hình thành dựa trên cơ sở của hợp đồng ngoại thương. 
  • Các hàng hóa thiết lập dựa trên những chứng từ cụ thể chứ không quan trọng việc hàng hóa như thế nào
  • Quy định UCP600 cho rằng L/C không được phép hủy ngang. Đồng thời L/C phải ghi rõ về phiên bản UCP nào áp dụng.
  • Khi mở L/C là do bên nhập khẩu hàng hóa tiến hành mở nhưng bên ngân hàng phát hành là nơi chịu thanh toán cho bên xuất khẩu. 

Ưu điểm và nhược điểm của phương thức thanh toán bằng L/C

Khi thực hiện thanh toán L/C thì cũng mang đến rất nhiều ưu và nhược điểm. Cụ thể như sau:

Các ưu điểm

Đối với bên xuất khẩu:

  • Ngân hàng chịu thanh toán đúng như quy định trong thư L/C đã ban hành chứ không bị phụ thuộc bởi bên nhập khẩu.
  • Chứng từ được luân chuyển đúng hạn
  • Có thể chiết khấu L/C để có tiền dùng cho việc thực hiện hợp đồng

Đối với bên nhập khẩu:

  • Chắc chắn nhận được hàng mới phải thanh toán hàng, hạn chế tình trạng lừa lọc.
  • Bên xuất khẩu mới phải làm theo quy định L/C mới được thanh toán, nếu không thực hiện thì sẽ mất tiền.

Đối với ngân hàng: 

  • Được thu chi phí như mở L/C, phí chuyển tiền…
  • Có được mối quan hệ quốc tế tốt

Các nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên thì nó còn tồn tại một số nhược điểm như sau:

  • Đối với bên xuất khẩu: Nếu không tuân thủ các quy định, giấy tờ theo quy định trong L/C sẽ không được thanh toán tiền.
  • Đối với bên nhập: Nếu bên xuất khẩu giao đủ chứng từ thì ngân hàng cần phải thanh toán đủ tiền dù hàng hoá có được giao hay chưa.

Với những thông tin chia sẻ trên có thể giúp bạn giải đáp được L/C là gì cũng như  có ưu nhược điểm thế nào cho các bên tham gia. Hy vọng thông tin này sẽ giúp cho bạn đọc có thêm được kiến thức bổ ích.

Khái niệm –