Cách gói bánh chưng bằng giấy bạc thông minh cho người xa xứ

Tết đến không gì sánh bằng những chiếc bánh chưng truyền thống với phong tục tập quán của dân tộc người Việt, được thể hiện như lòng biết ơn với đất trời, nguồn gốc cội nguồn và ý nghĩa sâu xa có từ thời vua Hùng ngự. Đặc biệt nhất đối với những người con xa xứ, thì trong những ngày lễ cổ truyền có được cặp bánh chưng để bày lên bàn thờ cúng gia tiên và được thưởng thức hương vị của bánh thì thật như đang tận hưởng cái cảm giác ấm cúng và náo nhiệt như đang ở quê nhà. Nhưng tất nhiên không như Việt Nam, để gìn giữ phong tục gói bánh của cha ông nhưng lại bị các rào cản về mặt xã hội văn hóa, những chiếc bánh chưng không có sẵn những nguyên liệu cần thiết cho chiếc bánh đúng chất truyền thống được, mà thay vào đó nguyên liệu chính để gói bánh hay tạo hương vị thơm từ chiếc lá dong, lá chuối đã được cách tân và thích nghi bằng giấy bạc có sẵn. Vậy hôm nay, để giữ gìn phong tục tốt đẹp của dân tộc không để mai mọt nơi xứ người, wikibanh.com sẽ giúp các bạn thực hiện cách gói bánh chưng bằng giấy bạc thông minh cho người xa xứ nhưng vẫn rất ngon và đúng chất dân tộc Việt!

cach-goi-banh-chung-bang-giay-bac-thong-minh11

Hướng dẫn cách gói bánh chưng bằng giấy bạc thông minh cho người xa xứ:

Nguyên liệu gói bánh chưng bằng giấy bạc:

  • Giấy bạc
  • Lá chuối hoặc không có cũng được
  • Gạo nếp ngon: 3 kg
  • Đậu xanh đã đãi vỏ: 600g
  • Thịt ba rọi rút sườn: 1kg
  • Gia vị: tiêu, hành, nước mắm, đường

Cách gói bánh chưng bằng giấy bạc:

Bước 1: Đầu tiên bạn sẽ tiến hành chuẩn bị các nguyên liệu trong cách gói bánh chưng giấy bạc nhanh chóng như sau:

  • Đậu xanh bạn ngâm trong nước cho nở mềm khoảng 2 tiếng (hoặc ngâm trong nước ấm 30 phút để tiết kiệm thời gian đều được)
  • Thịt ba rọi bạn rửa lại cho sạch, rồi cắt thịt thành những miếng dày khoảng 2cm. Sau đó đem ướp thịt với gia vị gồm tỏi phi, hành tím cho thơm, thêm chút muối, tiêu, đường và nước mắm nêm nếm cho vừa ăn, ướp trong khoảng 30 phút cho thịt ngấm gia vị.
  • Gạo nếp vo vài lần nước cho sạch sẽ, rồi cho vào nồi cơm điện nấu như cơm với nước và muối, thêm vài giọt màu thực phẩm xanh lá để tạo màu xanh đẹp mắt (hoặc nước ép từ lá rau spinach để có màu xanh tự nhiên hơn) sao cho khi gạo nếp nấu chín hơi ướt hơn so với xôi 1 tí là được. Lưu ý: Nếu bạn thích ăn kiểu béo miền nam có thể thay thế nước bằng nước cốt dừa, thêm muối và đường theo kiểu nấu bánh tét chuối nhé

Bước 2: Đặt 1 cái nồi sạch lên bếp, cho nước dừa xiêm vào (hoặc nước lã cũng được) nấu đến khi sôi thì cho thịt ba rọi vào hầm cho thịt mềm rục như kho tàu là được. Sau đó để thịt ra dĩa để qua 1 bên

Bước 3: Đậu xanh cho vào nồi với nước xấm xấp với 1 chút muối cho đậm đà. Nấu đến khi nước cạn và hạt đậu cũng mềm nhừ thì dùng muỗng gỗ hoặc đũa đánh cho đậu nhuyễn mịn, sau đó cho vào đậu thêm 1-2 muỗng dầu ăn, chút tiêu xay (hoặc nếu thích ăn béo theo kiểu miền nam thì có thể cho thêm chút muối, chút đường vào nêm nếm cho vừa khẩu vị). Đậu xanh nhuyễn mịn, bạn cho đậu xanh ra thố, hoặc có thể nắn lại theo dạng dài của bánh tét hoặc tròn theo bánh chưng, nhân nhiều hay ít tùy ý nhé

Bước 4: Dùng 1 cái bọc ziplock loại dày, cho vào trong bọc khoảng 1 muỗng soup dầu ăn,tráng cho đều dầu trong bao. Sau đó cho cơm nếp vào khoảng 1/2 bao, nhồi nếp cho dẻo mịn như cách nhồi cơm nắm nhưng  không quá nhuyễn. Cho ra thay và để riêng

cach-goi-banh-chung-bang-giay-bac-thong-minh5

cach-goi-banh-chung-bang-giay-bac-thong-minh6

cach-goi-banh-chung-bang-giay-bac-thong-minh7

Bước 5: Khi các nguyên liệu đã sẵn sàng cả rồi, chúng ta tiến hành gói bánh nhé.

  • Khuôn bánh các bạn tự chế bằng hộp giấy nhé
  • Trải thêm một lớp nilong lên giấy bạc (hoặc nếu có lá chuối thìn cho lá chuối vào theo khuôn nhưng lá chuối phải cao hơn khuôn để cuối cùng có thể gấp vào,đây là cách rất ít tốn lá chuối , không có lá chuối cũng ngon như thường).
  • Tiếp theo cho 1 lớp cơm nếp đã nhồi dẻo vào khuôn bánh với độ dày tùy thích. Dùng bao tay đeo vào rồi nén cơm nếp cho đều các góc bánh và nền bánh một lớp bên dưới, kế tiếp là 1 lớp đậu xanh, 1 lớp thịt, rồi 1 lớp đậu xanh và 1 lớp cơm nếp (hoặc có thể cho đậu xanh với thịt viên tròn lại).
  • Dùng tay (đã đeo bay tay), ép cho đều mặt và các góc cho chặt.
  • Cuối cùng lấy bánh ra khỏi khuôn và vuốt giấy bạc trở lại cho thẳng, nắn và sửa lại bánh cho vuông vức rồi gói bánh lại cho đẹp như gói bánh chưng thông thường sao cho đẹp mắt. Có thể dùng dây nilông để buộc lại như cách buộc bánh chưng.

cach-goi-banh-chung-bang-giay-bac-thong-minh3

cach-goi-banh-chung-bang-giay-bac-thong-minh

cach-goi-banh-chung-bang-giay-bac-thong-minh8

cach-goi-banh-chung-bang-giay-bac-thong-minh10

cach-goi-banh-chung-bang-giay-bac-thong-minh1

 

Bước 6: Chuẩn bị nồi hấp bánh, xếp banh nằm ngay ngắn trong nồi, mí bánh nằm bên dưới và đậy nắp kín ,lửa phải thật lớn và hấp trong vòng 30′ là được. Vì các nguyên liệu đã được nấu chín, nên với công đoạn hấp bánh này chủ yếu là bánh ra nhựa, kết dính và bánh được rền.

Bước 7: Sau 30 phút hấp bánh xong, bạn lấy bánh ra dùng 1 cái thớt hoặc 1 vật nặng dằn bánh xuống cho bánh được chắc. Bánh phải để thật nguội hoàn toàn mới bảo quản trong tủ lạnh và khi cắt thì bánh mới đẹp.

cach-goi-banh-chung-bang-giay-bac-thong-minh12

Chiếc bánh chưng tuy chỉ gói trong giấy bạc nhưng vẫn với vị xanh dẻo của gạo nếp, nhân thịt được ướp vừa với hành tỏi nước mắm và vị bùi béo của đậu xanh hòa quyện của nét đặc trưng của chiếc bánh truyền thống rất ngon và nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong ngày tết cổ truyền. Với cách gói bánh chưng bằng giấy bạc thay thế cho lá dong, lá chuối nơi xứ người, ở đâu đó con người Việt vẫn sống và gìn giữ nét Việt và thể hiện niềm tự hào là con rồng cháu tiên mà không hề bị ảnh hưởng văn hóa đất khách làm mai mọt đi. Hy vọng với những chia sẻ về cách làm bánh chưng gói giấy bạc này, sẽ phần nào thật sự hữu ích giúp những người con xa xứ được đón được cái tết yêu thương trọn vẹn với không khí xuân ấm áp, vui vẻ như chính tại quê hương mình vậy.