Chia sẻ kinh nghiệm chuẩn bị đám cưới hoàn hảo bạn nên biết
Đám cưới là một sự kiện trọng đại của cô dâu chú rể cũng như hai gia đình hai bên. Khi xác định sẽ tổ chức đám cưới đại đa số các gia đình đều lo lắng và băn khoăn không biết nên chuẩn bị đám cưới từ đâu và chuẩn bị những gì. Chính vì vậy, cô dâu chú rể và cả hai gia đình cần phải tìm hiểu, liệt kê rõ ràng để không bỏ sót bất kì một công đoạn nào.
Để giúp các bạn có một đám cưới hoàn hảo và chu tất nhất, Trong bài viết ngày hôm nay, Akina xin chia sẻ đến các bạn kinh nghiệm chuẩn bị đám cưới qua 10 công việc cần thiết phải thực hiện trong trình tự chuẩn bị đám cưới.
1. Lên kế hoạch
Bất cứ một sự kiện gì muốn bắt tay vào hoạt động cũng bắt buộc phải lên kế hoạch cụ thể. Đặc biệt việc chuẩn bị tổ chức một tiệc cưới lại cần phải có kế hoạch rõ ràng và cụ thể. Một số nội dung chính và quan trọng nhất của một tiệc cưới như:
- Đám cưới được tổ chức ở đâu?
- Trang phục đám cưới như thế nào?
- Dự kiến bao nhiêu khách mời đến dự lễ đám cưới?
- Thực đơn trong mâm cỗ đám cưới là gì?
- Đám cưới được trang trí và thiết kế theo phong cách cổ điển hay hiện đại?
- Dự trù ngân sách cần phải chi trả cho lễ đám cưới là bao nhiêu?
2. Chọn ngày cưới
Phong tục cưới chọn ngày tốt của người Việt Nam xuất phát từ quan niệm tìm lành tránh dữ: Nếu chọn được ngày giờ tốt để làm đám cưới thì cô dâu và chú rể sẽ luôn gặp may mắn và sống hòa hợp với nhau đến trọn đời. Chính vì thế, một khi có kế hoạch chuẩn bị cho đám cưới, việc quan trọng đầu tiên mà gia đình hai bên của cô dâu và chú rể sẽ làm đó là chọn ngày đẹp.
Ngày đẹp phải là ngày hoàng đạo của tháng/ năm, phải là ngày hợp với mệnh là ngày tháng năm sinh của cô dâu và chú rể. Ngày lành, ngày đẹp sẽ là một ngày thời tiết thuận lợi cho việc tổ chức tiệc bởi tất cả các hành tố trong ngày này đều hài hòa với nhau. Đồng thời nó cũng giúp mang đến cho cô dâu chu rể những vận may tuyệt vời và thậm chí làm giảm bớt đi sự không trường hợp giữa hai vợ chồng.
Trên thực tế, thuật phong thủy- chọn ngày tốt làm đám cưới chỉ có tác dụng cải biến chứ không thể làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh . Việc hai người cưới nhau và có hạnh phúc trong tương lai hay không hoàn toàn phụ thuộc vào tính cách, quan niệm sống và cả những ứng xử của riêng mỗi người.
Và việc xem ngày tốt để chuẩn bị đám cưới chỉ là một cách để con người thể hiện thái độ nghiêm túc, thận trọng trước việc trọng đại của đời người là kết hôn. Cách hành xử này cũng giúp mang lại ý nghĩa lớn hơn cho các cặp vợ chồng: Hiểu được giá trị thiêng liêng của hôn nhân và biết trân quý để có ý thức trách nhiệm đối với vợ/ chồng.
3. Chụp ảnh cưới
Chụp ảnh cưới bao gồm rất nhiều công đoạn khác nhau như:
- Chọn studio để chụp ảnh cưới
- Lựa chọn địa điểm chụp ảnh cưới
- Xác định thời gian, ngân sách dành cho chi phí chụp ảnh cưới
4. Chọn trang phục cưới
Nhiều cô dâu chú rể thường băn khoăn là nên muau hay thuê trang phục cưới, điều này cò tuỳ thuộc vào ngân sách, thời gian chuẩn bị đám cưới cùng với sở thích cuat hai người.
Nếu thuê trang phục cưới các bạn nên đặt trước 1 tháng trước ngày cưới để chọn được mẫu trang phục vừa ý nhất. Còn nếu may trang phục cưới, các cặp đôi nên chuẩn bị trước 2 đến 3 tháng để đo, may và kiểm tra xem đã đạt yêu cầu chưa.
5. Chọn nhẫn cưới
Ngày nay, việc đeo nhẫn cưới hầu như là một nghi thức không thể thiếu trong đám với của tất cả các nước trên thế giới. Đeo nhẫn cưới chính là hành động khẳng định sự kết nối giữa hai người. Nhẫn cưới như là biểu tượng của tình yêu, là sợi dây gắn kết giữa các cặp vợ chồng.
Khi người con gái chấp nhận để người con trai đeo nhẫn cưới vào tay mình chứng tỏ họ đã trao hết niềm tin yêu, sự gắn kết và ràng buộc đối với người con trai đó đồng thời người con trai cũng đã chịu sự gắn kết một cách trung thực nhất với một nửa còn lại của đời mình.
6. Lên danh sách khách mời
Số lượng khách mời đám cưới phụ thuộc vào hầu bao mà bạn đang có, tuy nhiên, việc chọn mời người này và bỏ qua người khác lại được quyết định dựa trên mối quan hệ của gia đình bạn với người khách ấy. Việc chọn lọc khách mời cũng giúp các vị khách cảm thấy vui vẻ, không có cảm giác bị “đòi nợ” khi nhận được thiệp cưới của bạn.
Trong nhiều đám cưới, lượng khách mời của bố mẹ thậm chí còn nhiều hơn khách mời của cô dâu và chú rể cộng lại. Khách mời của bố mẹ cũng chính là một trong những vấn đề gây rắc rối nhất trong quá trình tổ chức đám cưới. Số lượng các khách mời này có thể tăng hoặc giảm đột ngột mà bạn rất khó lường trước.
Ngay từ đầu, bạn nên phân chia mọi thứ rõ ràng với cả hai bên gia đình. Có một số quy tắc cần được thống nhất, chẳng hạn: những vị khách quá 6 tháng không liên lạc sẽ không được mời. Tiếp đó, bạn cần giới hạn số lượng khách mời tối đa. Và bố mẹ cần chuẩn bị một danh sách khách mời dựa trên giới hạn này.
Trong rất nhiều trường hợp, một gia đình sẽ đảm nhận hầu hết chi phí của đám cưới. Nhưng dù có như vậy, bạn vẫn phải đi đến thống nhất số lượng khách mời công thỏa đáng cho cả hai bên gia đình.
Ngoài những vị khách chính, bạn có thể cần đón tiếp cả những “file đính kèm” bao gồm vợ/chồng, người yêu và con cái của các vị khách. Bạn nên ghi rõ trên thiệp một câu ghi chú như “vui lòng thông báo trước nếu bạn có người đi cùng” để dễ dàng nắm được số lượng, hoặc phán đoán xem những vị khách nào thường đi kèm 1 người khác để từ đó đặt đủ bàn cho họ.
7. Đặt tiệc cưới
Phần lớn việc đặt tiệc cưới trong mỗi lễ cưới đều có sự đóng góp ý kiến của bố mẹ hai bên gia đình. Trong những năm gần đây, sự ra đời của nhiều nhà hàng tiệc cưới mang đến nhiều lựa chọn hơn về địa điểm tổ chức ngày trọng đại cho các cô dâu chú rể tương lai. Việc cân nhắc về đặt tiệc cưới là một trong những yếu tố bắt buộc và cần thiết. Một sự lựa chọn đúng đắn sẽ mang đến một thực đơn chất lượng.
Có thể nói rằng phần lớn sự thành công của tiệc cưới phụ thuộc vào công đoạn này. Đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp, không gian đẹp và trên hết là sự hài lòng cho các vị khách mời.
8. Lên kế hoạch tuần trăng mật
Tuần trăng mật là khoảng thời gian của ngày cưới mà hai vợ chồng tận hưởng để bước vào một giai đoạn mới trong cuộc đời. Nói đến tuần trăng mật là nói đến sự ngọt ngào nồng nàn và viên mãn. Đây là khoảng thời gian đầu chung sống của lứa đôi vừa đam mê vừa có chút lạ lẫm.
Chính vì thế, việc lập kế hoạch để có một tuần trăng mật lãng mạn, hạnh phúc là vô cùng quan trọng. Các bạn cần lên danh sách mình có thể cho cho kỳ nghỉ tuần trăng mật này. Sau đó, các bạn lên kế hoạch xem mình đi đâu, ở đâu, đi bằng gì.
9. Thư giãn, chăm sóc sức khoẻ
Hãy dành thời gian cho chính bản thân mình nữa. Dù những việc cần chuẩn bị đám cưới nhiều đến mấy, bạn vẫn nên ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ và “tút” lại vẻ ngoài để luôn tươi tắn rạng rỡ trong ngày vui.
10. Đăng kí kết hôn
Sau khi hoàn tất các khâu chuẩn bị đám cưới, đừng quên một việc quan trọng nữa là thủ tục đăng ký kết hôn. Với việc ký vào giấy đăng ký, các cặp đôi sẽ được luật pháp bảo hộ, chứng nhận là vợ chồng.
Giấy đăng ký kết hôn là một loại giấy tờ hộ tịch nhân thân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận một người nằm trong tình trạng hôn nhân. Giấy đăng ký kết hôn sẽ là cơ sở để luật pháp bảo vệ quyền lợi và sự ràng buộc về nghĩa vụ của mỗi người.
Như vậy bài viết trên đây Akina đã chia sẻ đến các bạn 10 bước chuẩn bị đám cưới khá chi tiết và hoàn chỉnh. Chắc chắn rằng cô dâu, chú rể và hai bên gia đình đã sẵn bắt tay vào việc chuẩn bị đám cưới. Đám cưới là việc trọng đại của mỗi cô dâu chú rể cũng như gia đình hai bên. Vì vậy việc cưới hỏi thường được chuẩn bị hết sức chu đáo. Chúc các bạn có một lễ cưới thật trọn vẹn và hoàn hảo!
Kinh Nghiệm Cưới – Tags: chuẩn bị đám cưới
Những món quà tặng đám cưới ý nghĩa dành cho cô dâu chú rể
Những lời chúc đám cưới gây xúc động nhất gửi đến cô dâu chú rể
Đeo nhẫn cưới tay nào cho đúng? Ý nghĩa của chiếc nhẫn cưới
Thủ tục đăng ký kết hôn và những điều bạn cần biết năm 2019